Cây ổi còn có tên là ủi, thu quả, phiên thạch lựu, phiên đào thụ, kê
thỉ quả, phan nhẫm, bạt tử, lãm bạt, phan quỷ tử... tên khoa học là
Psidium guyjava L., nam lim xanh chua ung thu gia doan cuoi thuộc họ Sim (Myrtaceae).
Về
thành phần hóa học, quả và lá đều chứa sitosterol, quereetin,
guaijaverin, leucocyanidin và avicularin; lá còn có volatile oil,
eugenol; quả chín chứa nhiều vitamin C và các polysaccharide như:
fructose, xylose, glucose, rhamnose, galactose...; rễ có chứa arjunolic
acid; vỏ rễ chứa tanin và organic acid.
Theo các nhà khoa học,
dùng thường xuyên hằng ngày một lượng ổi chín khoảng 500g sẽ làm giảm
nguy cơ bệnh tim mạch, giảm cholesterol trong máu và hạ huyết áp (nhất
là loại ổi da sần và ruột màu đỏ). Quả ổi xanh có hàm lượng tanin cao
nên có tác dụng cầm tiêu chảy (dùng khi bình thường dễ gây táo bón). Ổi
xanh cũng có thể giải độc ba đậu và các chất độc khác gây tiêu chảy.
Dùng thường xuyên hằng ngày một lượng ổi chín khoảng 500g sẽ làm giảm
nguy cơ bệnh tim mạch.
Dưới đây xin nói đến cách trị bệnh đường tiêu hóa:
Tiêu chảy do ăn phải thức ăn ôi thiu, nam lim xanh quang nam
thức ăn sống lạnh: biểu hiện bụng trướng căng đầy hơi, đau bụng cuộn
lên từng cơn, sau đó tiêu chảy nhiều lần, cơ thể mất nước, rối loạn điện
giải, mạch nhỏ nhanh, huyết áp tụt. Các bộ phận của cây ổi đều là những vị thuốc dân gian có tác dụng chữa bệnh tốt. Dùng một trong các phương thuốc từ ổi:
-
Lá ổi 20g, lá nhót (sao vàng hạ thổ) 20g, lá khổ sâm 20g, củ riềng 12g,
sinh khương 10g, lá lốt 12g. Sắc uống 2 - 3 lần trong ngày.
- Búp
ổi 20g sao qua; vỏ quýt khô 10g; gừng nướng chín 10g. Tất cả cắt nhỏ,
sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
- Hoặc búp ổi 20g, củ sả 16g, củ riềng 8g. Thái nhỏ, sao qua, sắc lấy nước đặc uống.
-
Lá ổi (được dùng rất phổ biến để chữa đau bụng, tiêu chảy, nhất là ở
trẻ nhỏ). Lấy lá ổi 20g phối hợp với vỏ quả bòng 20g, phơi khô; lá chè
tươi 10g; gừng tươi 2 lát. Sắc uống.
- Dùng vỏ dộp ổi 20g sao
vàng, lá chè tươi 15g sao vàng, nụ sim 10g, trần bì 10g, củ sắn dây 10g
sao vàng, tất cả tán bột, người lớn mỗi lần uống 10g, trẻ em uống bằng
nửa liều người lớn.
- Tiêu chảy do công năng tỳ vị hư yếu: dùng lá
hoặc búp ổi non 20g, gừng tươi nướng cháy 10g, ngải cứu khô 40g, sắc
cùng 3 bát nước, cô còn 1 bát, chia uống vài lần trong ngày. Dùng đến
khi khỏi.
Ngoài ra, ổi còn có thể trị một số bệnh như:
- Giảm đau nhức răng do sâu răng: vỏ rễ cây ổi sắc với một ít dấm chua, ngậm nhiều lần trong ngày.
- Trị mụn nhọt mới phát: lá ổi non và lá đào lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát rồi đắp. Làm nhiều lần trong ngày.
-
Trị bầm tím do ngã (không có trầy xước da): dùng lá ổi tươi rửa sạch,
giã nát đắp vào vùng da bị bầm tím. Làm nhiều lần trong ngày.
- Trị rôm sảy, mẩn ngứa: dùng một nắm lá ổi nấu nước tắm hàng ngày đến khi khỏi.
- Chữa ho, sốt, viêm họng: lá ổi non 20 - 40g phơi khô, sắc uống.
- Chữa vết thương do chấn thương hoặc trùng, thú cắn: búp ổi non nhai nát, đấp vào vết thương.
Lưu ý: không dùng cho những người đang bị táo nam lim xanh bón và trong thời gian điều trị tiêu chảy cần ăn uống kiêng mỡ và chất tanh, không ăn đồ sống lạnh.
BS. HOÀNG XUÂN ĐẠI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét